in

Mít rất ngon nhưng 5 người không nên ăn, 2 sai lầm cần tránh kẻo hại gan thận

Mít vốn dĩ rất thơm ngon, nhiều người thích, lại đang chính vụ nên đi đâu cũng thấy thơm phức. Vậy nhưng loại quả này không phải ai cũng ăn được đâu mọi người ạ.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mít có nhiều tác dụng phụ nên khi ăn mọi người cần phải để ý để không gây hại.

Sau khi đọc thông tin trên báo, mình đã có câu trả lời rồi, giờ chia sẻ cho những ai quan tâm nha.


Nhiều người rất thích ăn mít. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina

5 người không nên ăn mít bao gồm:

Người mắc bệnh đái tháo đường

Hàm lượng đường fructoza và đường glucoza cao trong mít khi đi vào sẽ được cơ thể hấp thu ngay, từ đó khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Trong khi với những người bị đái tháo đường, cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng đường, vì thế không nên ăn mít.

Người bị béo phì

Với những người bị béo phì có khả năng tổng hợp đường thành mỡ rất nhanh, nếu như ăn nhiều mít sẽ gây ra tình trạng tích mỡ trong bụng. Vì thế nên hạn chế ăn loại quả này.

Vậy những ai không nên ăn mít và khi ăn cần chú ý những gì?

Người mắc bệnh suy thận mạn tính

Trong mít chứa hàm lượng kali cao nên cũng không tốt cho những người bị suy thận mạn. Nguyên nhân vì khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu như quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sống do ngừng tim đột ngột.

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Với những người bị gan nhiễm mỡ được khuyên không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí không được ăn loại quả này. Nguyên nhân vì hàm lượng đường cao trong mít sẽ không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu

Với những người có sức khỏe yếu và bị suy nhược cũng nên hạn chế ăn mít, lý do vì loại quả này dễ gây đầy bụng, khó chịu, khiến tim làm việc nhiều, nguy cơ cao tăng huyết áp.


Không phải ai cũng ăn được mít. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina

2 sai lầm cần tránh khi ăn mít kẻo hại gan thận:

– Ăn mít vào buổi tối

Hàm lượng chất xơ trong mít khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nếu ăn mít buổi tối.

Hơn nữa, mít rất giàu năng lượng, đặc biệt là chứa nhiều đường và có tính nóng. Do đó ăn mít có thể gây tích mỡ bụng, gây nóng trong và khó ngủ.

Vì thế tốt nhất mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa. Ngoài ra, nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Ăn mít quá nhanh và quá nhiều trong một lúc

Việc ăn quá nhiều mít một lúc sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây nóng trong, không tốt cho gan thận, thậm chí gây tăng cân.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia cảnh báo rằng, nguyên tắc hàng đầu để ăn mít an toàn, không gây hại là không được ăn nhiều mít cùng lúc. Mỗi người lớn chỉ nên ăn khoảng 4-5 múi mít (80-100g).

Ngoài ra, khi ăn mít cũng cần lưu ý 5 điều sau:

– Không nên ăn quá nhiều mít cùng lúc, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g mít/ngày.

– Không nên ăn mít khi đói bụng, vì trong mít chứa hàm lượng đường cao, ăn khi đói sẽ khiến đường trong máu tăng đột ngột, từ đó khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu và đầy bụng.

– Chỉ nên ăn mít sau khi khi ăn cơm 1-2 tiếng.

– Người bị nóng trong, hay bị rôm sẩy, nổi mụn nhọt cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày) nếu như ăn mít.

– Không nên ă mít buổi tối trước khi đi ngủ, vì bởi hàm lượng chất xơ trong mít khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Như vậy sau những thông tin báo chí vừa chia sẻ, mọi người đã biết nên ăn mít thế nào mới an toàn rồi nhé. Và dù mít ngon nhưng không phải ai cũng ăn được đâu mọi người ạ.

https://www.webtretho.com/f/an-de-khoe-dep/mit-rat-ngon-nhung-5-nguoi-khong-nen-an-2-sai-lam-can-tranh-keo-hai-gan-than