in

Nghệ thuật nói “không” được lòng cả thiên hạ: Cấp trên trọng dụng, đồng nghiệp yêu quý

Nói “không” và học cách từ chối người khác giúp cho bạn tạo được một giới hạn an toàn cho bản thân, từ đó sống hạnh phúc hơn. Nhưng nói “không” thế nào cho đúng.

1. Hãy đơn giản

Nếu ai đó mời bạn đến dự một bữa tiệc mà bạn không muốn đi, hãy lịch sự từ chối ngay lập tức và nói với họ rằng bạn không thể tham dự được. Như vậy, bạn sẽ không làm lỡ, kế hoạch của họ, và để họ chuẩn bị những phương án dự phong cần thiết.

Bạn có thể nói rằng: “Cảm ơn anh vì đã mời nhưng tôi thực sự không thể tham dự được”. Chỉ cần đơn giản như vậy, và không cần giải thích gì thêm.

2. Hãy thành thật

Có thể, bạn bận rộn với công việc hoặc những thứ khác nên không thể chấp nhận lời mời của đối phương, hoặc đơn giản là bạn không muốn. Vì vậy, hãy nói với họ: “Tôi đã làm việc vô cùng ᴍệᴛ ᴍỏɪ. Cảm ơn thiện ý của bạn, chúc bạn thành công tốt đẹp. Nhưng lần này tôi rất tiếc”. Hãy thành thật với cảm xúc của mình. Nếu đối phương là người hiểu chuyện sẽ thông cảm cho bạn.

3. Đưa ra một giải pháp thay thế

Bạn có thể đưa ra gợi ý cho đối phương khi từ chối các yêu cầu của họ, chẳng hạn giới thiệu một người khác phù hợp với đề nghị của họ hơn bạn. Bạn có thể nói: “Tôi không thể tham dự vào ngày hôm đó, nhưng A, có thể tham dự và làm tốt hơn tôi”. Cách này vừa giúp đối phương hiểu được lời từ chối của bạn, vừa cảm mến bạn hơn.

4. Hẹn một dịp khác

Đôi khi, có thể bạn không có tâm trạng để tham dự một bữa tiệc hay dự án nào đó sau một tuần làm việc căng thẳng và ᴍệᴛ ᴍỏɪ. Nhưng thực tâm, bạn rất muốn đến. Vì vậy, chỉ cần đơn giản nói: “Thực lòng tôi rất muốn tham dự nhưng hiện tại thì không thể. Anh có thể cho tôi biết khi nào sự kiện tiếp theo sẽ được tổ chức không? Tôi sẽ cố gắng sắp xếp”.

5. Đưa ra giới hạn thời gian

Tuy nhiên, với những dịp quan trọng, bạn khó lòng có thể từ chối hoàn toàn. Cách tốt nhất vẹn cả đôi đường chính là đưa ra giới hạn thời gian mà bạn có thể xem xét được. Chẳng hạn: “Được đấy, minh sẽ tham gian, nhưng mình chỉ rảnh 2 tiếng buổi chiều thứ 7 này thôi nhé!”

Kết luận:

Cố gắng trở thành một con người hào hiệp và dễ mến là một việc tốt. Nhưng đừng việc gì cũng giúp, bằng không bạn sẽ trở nên quá tải, còn việc của mình làm mãi không xong. Người thông minh, sẽ không bao giờ mang quá nhiều trách nhiệm thừa thãi, đặt lợi ích của đối phương lên trên cả những ưu tiên của bản thân mình. Thay vào đó, họ sẽ biết cách lịch sự, để đôi bên cùng có lợi.

Theo: Khoevadep

http://www.khoevadep.com.vn/nghe-thuat-noi-khong-duoc-long-ca-thien-ha-cap-tren-trong-dung-dong-nghiep-yeu-quy-search/?id=259879