in

Nếu có con trai, hãy dạy con những điều này để trở thành “nam tử hán”, tương lai rộng mở

Nếu có con trai, đừng quá bao bọc, đừng quá che chở, hãy để con trở thành “nam tử hán”.

1. Trách nhiệm

Một người đàn ông thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ không được nữ giới để mắt tới, cũng sẽ bị nam giới khinh thường.

Tinh thần trách nhiệm chính là phải đảm đương, phải gánh vác trách nhiệm. Đối với đàn ông, trách nhiệm không phải là thể hiện bằng lời nói mà đó là một loại ý thức xuất phát từ bên trong. Khi gặp chuyện gì đó là phải gánh vác hậu quả một cách không do dự. Đây chính là nhân tố tạo nên bản lĩnh đàn ông.

Từ nhỏ con được học cách đảm đương, lớn lên rồi tự nhiên sẽ có trách nhiệm.

Một cậu bé 11 tuổi người Mỹ lúc đá bóng, không may làm vỡ cửa kính của nhà hàng xóm. Hàng xóm đòi cậu bồi thường 13 đô la. Với cậu bé, đây là một khoản tiền lớn, cậu đành phải thừa nhận lỗi lầm với bố, xin sự giúp đỡ của ông.

Nhưng bố cậu bé lại thẳng thắn nói: “Con phải tự chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình”.

“Con lấy đâu ra nhiều tiền như thế?”, cậu bé khó xử.

“Bố có thể cho con vay trước”. Bố rút tiền ra: “Nhưng một năm sau con phải trả bố”.

Thế là cậu bé bắt đầu cuộc sống tiết kiệm, làm việc gian khổ, sau nửa năm nỗ lực, cuối cùng cậu cũng kiếm đủ 13 đô la trả lại cho bố.

Cậu bé này chính là tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan.

2. Dũng cảm

Tinh thần dũng cảm là sức mạnh tinh thần để con người tiến lên phía trước. Một cậu bé dũng cảm lúc nào cũng tràn đầy tự tin, có tính độc lập và tính sáng tạo. Cha mẹ hãy khích lệ con trai thể hiện mặt nam tính, để con trai hình thành một loại ý thức là: Là con trai, từ khi sinh ra đã dũng cảm, dám xông pha, dám làm dám chịu.

Dũng cảm không phải là bất chấp an toàn, cũng không phải là tùy tiện làm càn. Cha mẹ có thể khích lệ con trai phân tích đúng đắn sự vật khách quan, học cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống và nhắc con ý thức về sự an toàn.

3. Kiên cường

Khi con trai dần trưởng thành để trở thành một người đàn ông, con sẽ bắt đầu gánh vác các trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong công việc và cuộc sống, đàn ông sẽ gặp phải các vấn đề, áp lực và cả ấm ức. Vì thế, mỗi người đàn ông tốt đều phải kiên cường, đều phải dũng cảm gánh vác trách nhiệm và áp lực nặng nề, đồng thời sống thật vui vẻ và không ngừng nỗ lực.

Con trai bản tính vốn hiếu động, nghịch ngợm, thậm chí có chút “hoang dã”. Nên chăng, cha mẹ hãy giảm bớt sự nuông chiều đối với con, tránh hình thành tâm lý độc tôn, tính ỷ lại. Hãy để con tự đối mặt và giải quyết các khó khăn, vấn đề. Điều này sẽ hỗ trợ bồi dưỡng cá tính kiên cường và tinh thần độc lập cho con trai.

4. Độc lập

Độc lập tự chủ là ngọn nguồn để mỗi người có được niềm vui, tự tin và thành công. Muốn con làm chủ cuộc sống của mình thì nhất định phải bồi dưỡng ý thức độc lập cho trẻ từ sớm.

Thực ra, mỗi đứa trẻ đều có khả năng suy nghĩ độc lập nhất định, cha mẹ không cần thiết phải sắp xếp tất cả cho trẻ mà nên để con tự học cách lựa chọn và sắp xếp. Dù là vui chơi hay học tập thì tự lựa chọn, sắp xếp và chuẩn bị cho bản thân mình chính là nâng cao khả năng và bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm.

5. Quyết đoán

Một số người đàn ông khi làm việc hoặc khi giao tiếp với người khác thường thiếu khí phách cần có, không quyết đoán, việc mình vừa quyết định lập tức lại chối bỏ. Thật ra, đây không phải là cẩn thận hay thận trọng mà là thiếu quyết đoán. Người thiếu quyết đoán sẽ không có quyết định kịp thời khi cơ hội đến, để lỡ thời cơ.

Theo các nhà tâm lý, sự hình thành tính cách làm việc quyết đoán là từ thời thơ ấu, là kết quả từ sự ảnh hưởng của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ đừng quên bồi dưỡng cho con tính cách này.

Một mặt, cha mẹ phải tỏ ra quyết đoán trước mặt trẻ, dùng sự quyết đoán của mình làm gương cho con. Với những yêu cầu của con, yêu cầu nào nên thỏa mãn thì thỏa mãn, yêu cầu nào cần từ chối thì từ chối với thái độ rõ ràng, hơn nữa phải nói rõ nguyên nhân cho trẻ.

Mặt khác, cha mẹ không được tranh chấp hoặc cãi nhau trước mặt trẻ. Bởi vì trong mắt trẻ, cha mẹ rất “thần thánh và uy nghiêm”, là đại diện của “quyền uy”. Nếu cha mẹ bất đồng ý kiến, trẻ sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu, “rốt cuộc ai đúng?” Trẻ không thể phán đoán, lâu dần hình thành tính cách do dự khi phải quyết định một việc gì đó.

6. Cách cư xử đúng mực

Các cô gái khi lớn lên sẽ nghe lời khuyên của cha mẹ hoặc gia đình mình về cách ngồi, nói chuyện, ăn mặc và cách cư xử đúng lúc. Một bé trai cũng nên được dạy những cách cư xử đúng mực như vậy. Việc được dạy những cách cư xử đúng mức sẽ giúp con trở thành người tốt hơn.

7. Con trai vẫn được khóc

Con trai không được khóc – đó là một điều không tưởng. Ai cũng có thể khóc hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân, vì điều đó không làm cho con trai ít nam tính hơn. Nhiều chàng trai thường chôn chặt cảm xúc vì tin rằng việc bộc lộ cảm xúc chỉ dành cho con gái.

8. Quét dọn, lau chùi nhà cửa

Quét dọn, lau chùi không phải là một môn khoa học và cũng không cần kỹ năng chuyên môn để làm điều này. Cha mẹ nên khuyến khích các bé trai giúp đỡ mẹ khi lau chùi nhà cửa. Ngay cả khi một người giúp việc trong nhà, con trai cũng không nên ngần ngại cầm một cây chổi để quét dọn nhà cửa.

9. Có được sự đồng ý từ người khác

Các cô con gái thường xin phép và được sự đồng ý của đồng ý của cha mẹ từ việc nhỏ nhất. Nếu một bé trai không được dạy điều này, khi lớn lên sẽ nghĩ rằng việc có được sự đồng ý từ người khác không phải là việc của mình. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con trai về tầm quan trọng của việc xin phép và có sự đồng ý của người khác.

10. Cách nấu ăn

Ăn uống là nhu cầu cơ bản. Ai cũng bị đói, không phụ thuộc vào giới tính nam hay nữ. Vì vậy, không có gì là xấu hay hại trong việc học cách nấu ăn. Cha mẹ nên khuyến khích con trai của mình học nấu ăn từ khi con nhỏ.

Minh Ngọc/Khoevadep

Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/neu-co-con-trai-hay-day-con-nhung-dieu-nay-de-tro-thanh-nam-tu-han-tuong-lai-rong-mo-search/