in

Đáng ngẫm: Duyên đến nên quý – duyên hết nên buông, hoa nở là hữu tình – hoa rơi là vô ý

Đời người sống cần vạn sự tùy duyên, duyên đến nên quý còn duyên hết nên buông.

Duyên là gì?

Chỉ một chữ “duyên” được hiểu theo rất nhiều hướng xong cũng chỉ là để giải thích cho việc tại sao giữa hàng ngàn người với những tính cách, phong cách sống khác nhau lại có thể gắn kết với nhau.

Chữ duyên là gì mà ngay cả tiếng anh, tiếng trung hay hình xăm đều nhắc đến nó. Để hiểu rõ được chữ duyên nghĩa là gì thì khó có ai hiểu được hết về nó. Chỉ biết rằng, trong cuộc sống có những người chỉ vô tình gặp nhau lại có thể hiểu thấu nhau. Cũng có những người dù tính cách giống nhau nhưng lại không thể hòa hợp.

Tất cả đều được định bằng chữ “duyên”. Duyên phận của mỗi người thật không thể đoán được. Giống như câu duyên phận đều là là do là trời định, gặp nhau đã khó để đến được với nhau đều dựa vào 2 chữ duyên phận.

Đối với việc gặp gỡ giữa những con người với nhau không phải là một sự tình cờ mà hoàn toàn có lý do, lý do đó chính là chữ “duyên”. Duyên ở đây có thể hiểu theo các nghĩa như: nhân duyên, cơ duyên, thiện duyên hay nghiệt duyên.

Dù cho duyên là một thứ gắn kết tất cả mọi thứ với nhau, nhưng chữ duyên lại không phải là sự vĩnh viễn. Theo như phật dạy, tất cả mọi thứ đều chỉ có thời điểm không có gì là mãi mãi, hãy biết nắm giữ cơ hội và chữ “duyên” của chính mình.

Tùy duyên là gì?

Tùy duyên, được hiểu theo nghĩa là sự chấp thuận làm theo không oán thán, trách móc hay oán trách bất cứ điều gì. Tuy nhiên, để làm được những điều này thì mấy ai trên đời có thể làm được. Chỉ có đạt về cảnh giới về tư tưởng như đức phật thì mới có thể thấu hiểu hết và làm được theo câu nói: “vạn sự tùy duyên”.

Trong chữ “tùy duyên” được hiểu theo 2 hướng là hướng tích cực và hướng tiêu cực. Hướng tích cực chính là dùng tấm lòng của mình để đi làm việc thiện, không dùng lòng sᴀ̂ɴ sɪ đᴏ̂́ ᴋɪ̣ của mình để nắm giữ cơ duyên. Còn theo hướng tiêu cực được hiểu là sự phó thác, ỷ lại vào số phận không biết vươn lên thì đó chính là tùy duyên theo hướng tiêu cực.

Cũng giống như trong tình yêu, nếu như chúng ta thích một người dù có làm cách nào đi chăng nữa (trong hạn mức quy định) người đó cũng không yêu mình thì nên buông bỏ.

Điều này chứng tỏ, mình và người đó không có duyên với nhau, còn nếu cứ tiếp tục làm quá lên (gọi là ép duyên) thì tất cả mọi thứ đều sẽ trở về con số 0 và còn khiến cho chính bản thân mình đau khổ hơn.

Duyên đến nên quý – duyên hết nên buông, hoa nở là hữu tình – hoa rơi là vô ý

Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan

Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên

Bất cầu bất khổ..!!!

Duyên đến nên quý – duyên hết nên buông.

Yếu vô phiền não là cái điều quan trọng là làm sao cho cái tâm của chúng ta đừng có phiền não. Tại vì mình nhớ cái tâm phiền não thì sau cùng mình bị phiền não. Cái tâm mình vui thì sau cùng mình vui. Đạo Phật là đạo LY KHỔ ĐẮC LẠC. Khổ là sầu khổ, là phiền não. Phải tự mình ly cái này ra:

Yếu vô phiền não, yếu vô sầu

Bổn phận tùy duyên, mạc cưỡng Cầu

Vô ích ngữ ngôn, hựu khai khẩu

Vô can kỷ sự, thiểu đương đầu.

Như vậy: Gặp một cảnh giới nào mà chúng ta sợ nay không sợ. Gặp một cảnh trạng nào mình buồn nay nhất định đừng buồn. Tất cả những cái đó đừng để nó chui vào trong tâm. “Yếu Vô Phiền Não Yếu Vô Sầu“, hay vô cùng!

Bài thơ này gói trọn cả một lời khai thị tuyệt vời giúp cho chúng ta giữ tâm an tịnh.Như vậy: Gặp một cảnh giới nào mà chúng ta sợ nay không sợ. Gặp một cảnh trạng nào mình buồn nay nhất định đừng buồn. Tất cả những cái đó đừng để nó chui vào trong tâm. “Yếu Vô Phiền Não Yếu Vô Sầu“, hay vô cùng!

“Bổn phận tùy duyên, mạc cưỡng Cầu“. Khi mình làm một việc gì lúc nào cũng coi có thuận duyên hay không? Nếu thuận duyên thì làm, không thuận duyên thì niệm Phật, chớ nên ráng sức quá đáng, vì khi ráng sức quá đáng, khi làm việc gì ngoài bổn phận của mình thường thường tạo ra phiền não. Cho nên bổn phận phải tùy duyên.

“Vô ích ngữ ngôn hựu khai khẩu”. câu này cũng thật sự là hay! Tổ nào cũng nói như vậy hết. “Vô ích ngữ ngôn” là những lời nói gì vô ích. “Hựu” là chẳng, đừng… đừng có nói, đừng “Khai khẩu”. Vô trong đạo tràng khi muốn nói một câu gì mà thấy rằng câu nói này vô ích… thì đừng nói.

Chính vì vậy, những đạo tràng trang nghiêm thường thường chư Tổ nhắc nhở rằng, nói chuyện thì bỏ đi, đọc kinh thì bớt lại, còn niệm Phật thì nhiều thêm một chút. Những đạo tràng trang nghiêm thường thường có tổ chức những ngày tịnh khẩu, tại vì tịnh khẩu như vậy tức là “Hựu khai khẩu“, là đừng có khai khẩu.

Khai là mở, khẩu là miệng, đừng mở miệng ra nói. Nhờ vậy mà tránh bớt những chuyện thị phi, chấp trước, nói người này xấu người kia tốt, nói những chuyện của thế gian ra… Chính những cái chuyện của thế gian này nó trói chúng ta lại, nó trói riết… nó trói riết, nó trói đến lúc nằm xuống rồi thì gặp toàn là những chuyện đó.

Tất cả đều do chính cái tâm của mình đã làm sai, để chính mình chịu chứ không ai chịu cả. “Vô ích Ngữ Ngôn” là những ngôn ngữ, lời nói vô ích, không có ích sự gì, không có giúp ích cho mình trên con đường vãng sanh thì đừng nên nói.
Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/dang-ngam-duyen-den-nen-quy-duyen-het-nen-buong-hoa-no-la-huu-tinh-hoa-roi-la-vo-y-search/

Minh Ngọc/Khoevadep