in

Bài văп tả về gia đìпh của học siпh lớp 8 khiến người lớn phải tự xấu hổ

Bên cạnh những bài làm văn được nhà trường và giáo viên đánh giá cao và phê tặng số điểm tuyệt đối thì vẫn còn những bài văn với câu chữ ngây thơ chứa đựng suy nghĩ thật thà của học sinh.

Những áng văn “bất hủ” của trẻ đôi lúc khiến nhiều bạn đọc cười nghiêng ngả nhưng cũng sẽ giật mình thon thót về cách thức nuôi dạy con cái của một số gia đình, khiến người lớn phải tự nhìn nhận lại mình.

Đây là bài kiểm tra môn tập làm văn, lấy chủ đề miêu tả cảnh sinh hoạt trong gia đình vào một buổi tối của một bé trai 8 tuổi, đang học tại một trường tiểu học ở TP.HCM.

“Gia đình con có năm người, ông nội con năm nay bao nhiêu tuổi con cũng không biết, con chỉ biết ông nội là người về hưu thôi, ba con làm hải quan ở ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, mẹ con làm việc bán hàng trên mạng in-tơ-nét, anh hai của con tên Trung, ảnh học lớp năm.

Chiều nào đi làm về ba cũng đem một bịch đựng tùm lum đồ ở chỗ sân bay về cho mẹ con bán, lúc đó mẹ con mừng lắm đổ ra coi, con thấy có dầu thơm, đồng hồ, son phấn nữa, có bữa con thấy có điện thoai ai phon (iPhone – PV) nữa. Con thấy mẹ thì mừng nhưng ông nội ghét lắm, lúc ăn cơm nào ông nội cũng la ba con là ‘thằng Hải mày đừng có lấy đồ của người ta nữa được không, thất đức lắm nha mày’. Ba con cãi lại ông, ‘kệ bọn tui đi, tụi Việt kiều nó giầu lắm nghe’. Ông nội và ba cãi lộn hoài con buồn lắm. Ăn xong học bài con với anh hai ngủ chung trên lầu, ông nội ngủ dưới đất. Tối qua nhà con cúp điện con không thấy đường đi toi-lét, con vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy, con thấy ba mẹ ôm nhau, thấy con mẹ mắc cỡ lấy mềm chùm lại, sáng ba con dặn vô phòng phải gõ cửa nha con, con nói tại thấy cửa phòng mở nên con vô đại, con xin lỗi ba mẹ nha.

Ăn xong mẹ chở hai anh em con đi học là hết sinh hoạt của nhà con. Ước mơ của con là ba đừng lấy đồ của mấy người Việt kiều nữa để khỏi cãi lộn với ông nội con và con muốn nhà con đừng bị cúp điện nữa để con khỏi vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy nữa”.

Bài văn này đã được giáo viên chấm cho em 4,5 điểm cùng lời phê bình: “Những chi tiết không cần thiết. Sai chính tả”.

Sau khi chia sẻ bài văn này, đa số ý kiến đều cho rằng bài văn của trẻ tả thực và thực sự điều này khiến người lớn phải suy nghĩ.

Theo Infonet

Nguồn: https://infonet.vn/bai-van-ta-ve-gia-dinh-cua-tre-khien-nguoi-lon-phai-tu-xau-ho-post327350.info