in

7 bài học cực “thâm” và “thấm” về cuộc đời khiến bạn ʜốɪ ᴛɪếᴄ: giá mà mình biết sớm hơn

Cuộc đời tưởng dài mà ngắn, đừng sống lãng phí như chưa bao giờ được sống. Hãy học ngay 7 cách sống này.

1.

Học trò hỏi thầy giáo đã già: “Con người kì lạ ở điểm nào ạ?”

Ông trả lời: “Khi còn nhỏ họ muốn lớn nhanh, sau này lại than thở mất đi tuổi thơ. Họ dùng sức khỏe để đổi lấy ᴛɪềɴ ʙᴀ̣ᴄ, không lâu sau đó lại muốn dùng ᴛɪềɴ ʙᴀ̣ᴄ để khôi phục sức khỏe. Họ không ngừng lo lắng cho tương lai, nhưng lại coi nhẹ hạnh phúc ở hiện tại.

Vì vậy, họ không sống ở hiện tại, mà cũng chẳng sống ở tương lai, họ sống như thể sẽ không bao giờ ᴄʜếᴛ đi; đến khi cận kề cái ᴄʜếᴛ, lại như thể chưa bao giờ được sống”.

2.

Nếu vô tình làm mất 100 ngàn ở đâu đó, bạn sẽ bỏ ᴛɪềɴ xe 200 ngàn để đi tìm lại 100 ngàn đó chứ?

Một câu hỏi… ngớ ngẩn, nhưng những điều tương tự lại xuất hiện liên tục trong cuộc sống: bị người khác ᴍắɴɢ một câu, lại tốn bao nhiêu là thì giờ để ʙᴜồɴ ʙựᴄ; ᴛứᴄ ɢɪậɴ vì một chuyện nào đó, lại làm những hành động ʜạɪ người không lợi mình, thậm chí tiêu hao ᴛɪềɴ ʙᴀ̣ᴄ chỉ để ᴛʀả ᴛʜù; mất đi tình cảm của một người, dù biết rõ mọi thứ không thể cứu vãn, nhưng vẫn buồn bã suốt một thời gian dài.

3.

Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói: “Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.

Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ: “Cá đâu rồi em?”.

Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh: “Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá”.

Bài học rút ra: Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế.

4.

Anh chồng nhà nọ tan làm về nhà, nhìn thấy vợ đang đáɴʜ con trai, không ngó ngàng gì đến họ, đi thẳng vào nhà bếp, nhìn thấy nồi vằn thắn nghi ngút khói trên bàn, bèn múc một bát để ăn.

Ăn xong nhìn thấy vợ vẫn đang đáɴʜ con trai, không nhìn nổi nữa, nói: “Giáo dục con cái không thể lúc nào cũng dùng ʙạᴏ ʟựᴄ được em ạ, phải giảng giải đạo lý cho nó hiểu!”.

Chị vợ nói: “Em mất công nấu nồi vằn thắn ngon là thế, mà nó lại tè một bãi vào, anh nói xem có điên không chứ?”.

Anh chồng nghe thấy thế, lập tức nói: “Bà xã, em nghỉ ngơi chút đi, để anh đáɴʜ nó!”.

Bài học rút ra: Người ngoài cuộc, đều có thể bình tĩnh; người trong cuộc, ai có thể thong dong, bình thản? Bởi vậy, đừng tùy tiện đáɴʜ giá bất cứ ai, bởi vì bạn không ở trong hoàn cảnh của họ…
5.

Thầy giáo hỏi: “Nếu như các trò muốn đun nước, lửa cháy nửa chừng thì nhận ra không đủ củi, các trò sẽ làm thế nào?”

Có cậu trò nói là nhanh chóng đi tìm, có cậu bảo là đi mượn, có cậu lại bảo đi mua.

Thầy giáo nói: “Sao các trò không đổ bớt nước trong ấm đi?”

Nhiều việc trong cuộc sống không phải chúng ta muốn là được, có cho đi mới có nhận về.

6.

Thầy tu già nói với đệ tử: Khi con đến với thế giới này, con khóc nhưng mọi người mừng vui; khi con rời khỏi thế giới này, mọi người đều đang khóc, còn bản thân con lại thanh thản.

Do đó, cuộc sống cũng không hẳn toàn là niềm vui, cái ᴄʜếᴛ không hẳn toàn là nỗi buồn.

7.

Anh chàng nọ: Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu ᴛɪềɴ?

Ông chủ: Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.

Anh chàng nọ: Ông ăɴ ᴄướᴘ đấy à…

Ông chủ: Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?

Anh chàng nọ: Quyết đoán đưa ra 400 nghìn.

Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam.

Anh em trong nhà tắm: Lại một thằng nữa tới!

Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.

Theo: Khoevadep

http://www.khoevadep.com.vn/7-bai-hoc-cuc-tham-va-tham-ve-cuoc-doi-khien-ban-hoi-tiec-gia-ma-minh-biet-som-hon-search/