in

Các cụ dạy: ‘Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà’, vì sao lại khẳng định như thế?

“Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà” là câu nói đúc kết nhiều kinh nghiệm của người xưa. Bạn có hiểu hết ý nghĩa câu nói này không?

Người xưa có một câu thành ngữ vô cùng quen thuộc đó là “Kiến vi tri thứ”. Thầy mầm biết cây, ý nói là dù làm việc gì đi chăng nữa cũng phải nhìn nhận sự việc khi nó mới xuất hiện. Chỉ như thế, họ mới có thể đoán biết được tương lai của vấn đề. Thực tế, kế hoạch khó ở chỗ dễ. Nếu không biết nhìn nhận sự việc sẽ dễ dàng dẫn tới sự việc vội vàng, nôn nóng, khiến đại sự hỏng bét.

Theo các nhà Phật học, hạt giống nhân quả dù có nhiều biến động nhưng trong quá trình phát triển của sự vật, bên trong đều có một quy luật vận hành. Nếu như hiểu được quy luật này một cách chính xác, mỗi người có thể đạt được hiệu quả dự đoán trong tiến bộ.

Nếu những người biết chơi cờ đều có thể hiểu được một chân lý đó là, một bước là thấy ba nước đi. Chỉ có tư duy như vậy, bạn mới có thể lập được thành tích trong bộ môn này. Nhiều người hay so sánh cuộc đời với một ván cờ. Tuy nhiên, cuộc đời thực tế khó nắm bắt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, những quy luật vốn có của nó cũng khó nắm bắt hơn.

Các nhà hiền triết đã đúc kết ra những định luật này, sau đó truyền lại cho thế hệ mai sau qua những câu nói hấp dẫn, dễ hiểu. Những câu nói này tinh tế và sâu xa, chứa đựng sự khôn ngoan giúp thế hệ mai sau có thể áp dụng và vận dụng vào cuộc đời. Đây chính là tài sản quý giá nhất mà người xưa để lại.

Trong những câu nói của cổ nhân chắc chắn không thể bỏ qua câu: “Mua lợn xem chuồng, lấy vợ xem nhà”. Theo các chuyên gia, câu nói này khá dễ hiểu và vẫn có thể áp dụng trong thời hiện đại. Vậy ý nghĩa của câu nói này là gì và chúng ta nên áp dụng nó như thế nào?

8

Tại sao nói “Mua lợn xem chuồng”?

Thực tế, câu nói “Mua lợn xem chuồng” được áp dụng cho những người giàu có ở thời cổ đại. Ngày xưa, người nghèo cơm còn không đủ ăn chứ chưa nói gì đến thịt. Mỗi khi mùa đông lạnh giá kéo đến, không biết bao nhiêu người nghèo đã phải bỏ mạng vì đói và lạnh.

Trong thời đại ngày xưa, định nghĩa giàu nghèo khá đơn giản. Gia đình giàu có chính là gia đình sống được qua mùa đông. Hiểu đơn giản rằng, đó là một gia đình có quần áo để thay đổi hàng ngày, chăn ấm đệm êm qua mùa đông giá lạnh, có thể ăn thịt suốt lễ hội mùa xuân và có được một vài mảnh ruộng để canh tác, trồng trọt.

Cũng chỉ những gia đình có điều kiện sống như thế mới có thể đủ tiêu chuẩn để nuôi lợn hoặc mua lợn. Bên cạnh đó, những người nông dân nghèo khó hơn chỉ có thể nhặt ruột lợn hoặc thịt đầu lợn mà chủ nhà không lấy để về nhà làm lễ tế. Thời điểm đó, có thể coi những nông dân có đất để trồng trọt đã biết quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống. Trong đó, họ có sự chú trọng nhất định đến việc chăn nuôi và mua lợn.

Trong xã hội xưa, chăn nuôi là một ngành vô cùng quan trọng. Nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm cho gia đình mà còn giúp gia chủ dự trữ tài sản, tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong các mùa lễ hội so với mua từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những nhà có điều kiện để nuôi lợn khi bán cũng lời lãi khá nhiều. Do đó, khâu mua lợn đối với người xưa vô cùng quan trọng.

Nhiều người có điều kiện hầu như đều tự chăn nuôi lợn tại nhà và tiết kiệm rất nhiều chi phí cho gia đình. Nhiều người đã từng sống ở nông thôn ắt hẳn đều thấy cảnh tượng quan trọng này: Cứ mỗi độ xuân về, trong chợ lại có rất nhiều người bán lợn mán cho cả người làng và người ở nơi khác đến.

Đối với những người chăn nuôi lợn, việc mua được một con lợn giống chất lượng cao hay không là cả một gia tài lớn. Vì thế, mọi công đoạn đều được chú ý kỹ càng, tuyệt đối không được bất cẩn. Với những người có kinh nghiệm sẽ xem xét nhiều khía cạnh khi mua giống. Một là giống của con lợn, hay là chuồng để mua lợn con.

Đầu tiên và quan trọng nhất, sức khỏe và độ béo của heo nái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sinh trưởng sau này của những con lợn con. Đối với những người chăn nuôi lợn, heo nái càng khỏe mạnh, sau này sinh nở sẽ càng tốt và những con heo con cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh của heo nái cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng. Nếu heo nái sạch tức là con vật có thói quen sinh hoạt tốt, sau đó truyền lại những thói quen này cho lợn con, để lợn con có thể sống tốt và khỏe mạnh. Những con lợn có thói quen tốt và sống khỏe mạnh rất có lợi cho người chăn nuôi, giúp họ chăn nuôi dễ dàng hơn nhưng lại thu về lợi nhuận cao hơn.

Thông thường, khi nhắc đến chuồng lợn, suy nghĩ đầu tiên của mọi người chính là sự bừa bộn, bẩn thỉu và hôi hám. Thậm chí nhiều người còn cho rằng lợn là loài vật bẩn thỉu, hàng ngày chỉ ăn và phóng uế khắp nơi. Vì thế, nhiều người sẽ kỵ đi vào những nơi như chuồng lợn vì sợ bẩn và ám mùi.

Thực tế hoàn toàn khác, lợn không phải là loài động vật bẩn. Chúng biết lăn lộn trong vũng nước để tránh muỗi đốt và có thể làm sạch cơ thể. Bên cạnh đó, lợn cũng không phải là loài động vật ngu ngốc như mọi người đã quan niệm.

Hiểu đơn giản, lợn là loài động vật có vú và ăn tạp. Do đó, sự phát triển trí não của lợn rất gần với con người. Thậm chí, đây là một trong những loài động vật khá thông minh. Việc chuồng trại chăn nuôi lợn bẩn thỉu là do người chăn nuôi lười dọn dẹp và quản lý không đúng cách.

Bên cạnh đó, môi trường chăn nuôi kém chất lượng sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, côn trùng sinh sôi nảy nở, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vận nuôi. Đặc biệt, muỗi là một nguồn lây truyền bệnh nguy hiểm. Chưa kể, những con lợn con còn nhỏ, sức đề kháng kém nên càng phải có môi trường chuồng trại sạch sẽ, ngăn nắp.

Chuồng trại không sạch sẽ thì đàn lợn sẽ không thể khỏe mạnh, cũng chẳng thể béo tốt. Không những thế, lợn sẽ dễ bị mắc các loại bệnh, thậm chí chết yểu gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy, người xưa mới có câu “Mua lợn xem chuồng”, tức là dù muốn mua lợn thịt hay nuôi lợn thịt đều phải đặc biệt quan tâm đến môi trường chuồng trại.

Tại sao nói “Cưới vợ xem nhà”?

Vế sau của câu nói “Mua lợn xem chuồng” chính là “cưới vợ xem nhà”. Sống ở đời, bất kỳ người đàn ông nào cũng mong muốn lấy được một người vợ hiền vợ đảm, siêng năng và tiết kiệm. Thời xưa, hầu hết những người phụ nữ đều chủ yếu ở nhà nội trợ. Vì thế, nếu muốn lấy một cô gái làm vợ, tốt nhất nên quan sát sân nhà của cô ấy có sạch sẽ, gọn gàng hay không. Điều này thể hiện sự chăm chỉ, siêng năng của những người phụ nữ trong gia đình.

Đương nhiên quan niệm này thời xưa chỉ áp dụng cho những gia đình bình dân. Nguyên nhân bởi, nhiều tiểu thư đài các con nhà quyền quý thuở xưa không phải làm việc nhà. Những phụ nữ trong gia đình nghèo thường phải làm lụng chân tay vất vả, nên sự chăm chỉ là điều tất yếu.

Ngày nay, dù xã hội và môi trường có nhiều điều khác biệt nhưng nhiều nguyên tắc chung vẫn không hề đổi khác. Ví dụ như, nếu muốn nuôi lợn thì người chăn nuôi vẫn phải áp dụng quy tắc “mua lợn xem chuồng”.

Còn nếu muốn lấy vợ, đấng mày râu có thể quan sát điều kiện sống của người phụ nữ hoặc tìm hiểu thói quen sinh hoạt, nếp sống gia đình của cô ấy xem có phù hợp hay không. Do đó có thể khẳng định, câu nói “Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà” đến ngày nay vẫn giữ được nhiều giá trị.

Nguồn : https://phunutoday.vn/cac-cu-day-mua-lon-xem-chuong-cuoi-vo-xem-nha-vi-sao-lai-khang-dinh-nhu-the-d329865.html