Người xưa có 1 câu nói rất hay đó là: ‘Hạ đẳng dùng mồm, thượng đẳng dùng tâm’, bạn có hiểu được câu nói này không.
Lời khó nghe, tổn thương người khác
Nhiều người cho rằng, một cái lưỡi dẻo quẹo chẳng khác gì gươm dao sắc bén có thể chặt đứt gân cốt của một con người. Nhiều khi, lời nói còn có tính sát thương hơn cả bạo lực, khiến nhiều người đau đớn, sợ hãi, thậm chí phải tìm đến biện pháp tiêu cực để giải thoát bản thân.
Thực tế, điều này là hoàn toàn đúng. Nhiều khi chỉ với một vài lời nói tưởng chừng như không có ý gì, nó lại như một con dao đâm thẳng vào trái tim người khác, mang tới hậu quả nặng nề khiến họ có hối hận cũng không kịp. Người xưa có câu “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Trước khi nói điều gì cần phải suy nghĩ thật kỹ, đừng để lời nói ra rồi sẽ không thể rút lại được. Tổn thương da thịt thì có thể lành, nhưng tổn thương trái tim thì cả đời cũng khó mà lành lặn được. Vì thế, nếu muốn nói điều gì, hãy suy xét thật kỹ.
Đừng suốt ngày chỉ biết chê bai hay moi móc khuyết điểm của người khác. Việc của người ta bạn đừng quản làm gì, quan trọng là bạn cần phải tu dưỡng đạo đức, đừng để cái mồm bị nhiễm “sát khí”, cũng đừng biến đó trở thành điểm yếu lớn nhất của bản thân. Những người có đạo đức vừa mở miệng ra sẽ khiến mọi người cảm thấy như một luồng gió xuân tươi mát. Những người không có đạo đức, chỉ cần mở miệng thôi cũng đã khiến mọi người ghét bỏ. Miệng của một người chính là phong thủy của người đó.
Lời tiêu cực, khiến tâm trạng trùng xuống
Khi đối mặt với việc thất tình, những người tiêu cực sẽ nghĩ rằng: Chưa thất tình là chưa nếm trải sự đời, trên thế giới này ai mà chẳng có lúc gặp phải người tốt người xấu, coi như trải nghiệm cho biết. Sống ở đời, hãy rời xa một người không xứng đáng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thỏa hiệp với thời gian, thói quen và sự sắp đặt của số phận. Điều này chứng tỏ, bạn đã kịp thời dừng lại, bỏ đi những điều tiêu cực, bắt đầu một cuộc sống mới với những điều mới mẻ và lạc quan hơn. Đồng thời, trong cuộc sống này cũng sẽ hồi sinh cho một tình yêu khác viên mãn hơn.
Còn với những người tiêu cực, chỉ vì một chút đả kích trong chuyện tình cảm, họ sẽ ngay lập tức bị trùng xuống, suy nghĩ bi quan, chán nản, thường xuyên chìm đắm trong nỗi đau đó. Sau đó, họ lại oán than cuộc sống, trách sao cuộc đời bất công, không còn sức lực và tâm trí để thay đổi và tận hưởng cuộc sống. Nhiều khi con người ta sống không vui vẻ là bởi bên cạnh họ luôn có những người kém lạc quan. Ở bên cạnh những người này lâu bạn cũng sẽ vô thức mà bị lây nhiễm, dùng tâm thế tiêu cực để đối mặt với cuộc sống, đúng kiểu “gần mực thì đen”.
Vì thế, mỗi người đều nên tránh xa những người tiêu cực, bản thân cũng không nói những điều xui xẻo. Chỉ có như thế, cuộc sống mỗi ngày của bạn cũng sẽ tươi đẹp và rực rỡ hơn.
Lời thị phi, không đáng tin
Người xưa cho rằng, những người thích nói lời thị phi không chỉ không đáng tin mà còn khiến mọi người ghét bỏ. Cuối cùng, họ sẽ chỉ hại người, rồi hại cả mình, đúng kiểu rước họa vào thân.
Sống ở đời, việc hay nói lời thị phi, hay suy xét người khác chính là trò tiêu khiển hạ đẳng nhất. Một người thích nói xấu sau lưng người khác chắc chắn là người nhỏ nhen, ích kỷ, chắc chắn họ là những người đã từng mắc lỗi, thậm chí còn là người mắc lỗi y hệt như thế. Một người thích ly gián, đâm bị thóc chọc bị gạo, thường xuyên công kích người khác thì nội tâm chắc chắn cũng không hề trong sáng gì.
Người thích nói những lời thị phi, soi mói, bới móc người khác, ban đầu họ có thể sẽ rất đắc ý nhưng theo thời gian, báo ứng chắc chắn sẽ tìm đến họ. Thậm chí, báo ứng mà họ phải chịu còn đáng sợ và nặng nề hơn những việc họ đã làm trước đó.
Vì thế, người xưa mới khẳng định rằng, những người hạ đẳng thường dùng mồm để nói chuyện, người trung đẳng sẽ dùng đầu để nói chuyện, còn người thượng đẳng dùng tâm để nói chuyện. Người giỏi ăn nói chính là người luôn đặt đối phương vào trong tâm của mình. Họ là người nói chuyện có chừng mực, để ý tới cảm nhận của người khác. Họ sẽ không đẩy đối phương vào thế bí, không chẹt đường sống của người khác, để lại cho mọi người một lối thoát cũng là để lại một đường lui cho mình.
Lời nói của một người sẽ tiềm ẩn đạo đức và sự ấm áp của họ. Là một người giỏi ăn nói sẽ biết nói ra những lời hay ý đẹp, những lời lẽ khiến mọi người cảm nhận được sự dịu dàng và ấm áp, khiến đối phương cảm động và có thêm động lực cho cuộc sống này. Chính vì thế, giao tiếp chính là một nghệ thuật cao siêu mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ những người thật sự có tâm, có lòng, họ mới hiểu được nên nói thế nào, bình luận ra sao để không ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
Nguồn : https://phunutoday.vn/co-nhan-day-ha-dang-dung-mom-thuong-dang-dung-tam-nhin-phat-biet-ngay-ai-sang-ai-hen-d329853.html