Vàng bạc đầy nhà cũng không bằng dạy con cái 3 điều này để chúng thành tài, trở nên xuất chúng hơn.
Biết cách ăn cơm
Từ cách ăn có thể nhìn ra sự tu dưỡng của một người, từ đó thể hiện được rằng người đó có lòng cảm ân đối với thiên nhiên, tạo hóa hay là không. Cổ nhân giảng, đối mặt với thiên tai nhân họa như: động đất, sóng thần, nạn đói,…sinh mệnh con người thật sự nhỏ bé.
Con người nhất định phải có lòng cảm ân, kính cẩn trời đất, thần Phật. Hãy học cách biết ơn từ những điều nhỏ nhặt nhất. Sự biết ơn đối với bát cơm, hạt gạo được thể hiện qua cách đập đũa, tư thế ngồi ăn. Tổ tiên có câu: “Kính lão đắc thọ”, kính lão là một đức tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc chúng ta. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên “làm gương” cho trẻ, khi ăn cơm sẽ phải mời người lớn trong nhà ngồi trước.
Khi người lớn tuổi chua động đũa thì người nhỏ tuổi cũng không nên tự ý ăn trước. Khi ăn cơm cha mẹ cũng dạy trẻ tránh làm bát đũa lộn xộn, cũng đừng gắp đồ ăn mà bản thân thích rồi dùng đũa lật đi lật lại trên mâm đồ ăn.
Ngoài ra cha mẹ cũng phải nhắc nhở con cái khi ăn phải tập trung, hãy cố gắng tạo ra môi trường yên tĩnh. Cuối cùng, phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống xong phải lau dọn bàn, dọn dẹp bát đĩa hoặc phụ giúp cha mẹ rửa bát sau bữa ăn.
Biết cách chịu khổ
Chịu khổ chính là nền tảng để một người học cách trưởng thành và thành tài. Muốn tạo nên thành tựu thì con người nhất định phải biết chịu khổ.
Người xưa cũng nói rằng: “Không chịu được cái thiệt nhỏ sau này sẽ phải chịu cái thiệt lớn, không chịu được cái khổ nhỏ thì sau này sẽ phải chịu cái khổ lớn”. Cũng chính là nói, trong quá trình con cái khi còn nhỏ, chịu một chút khổ, gặp một chút khó khăn, thì chính là hảo sự (việc tốt).
Các bậc cha mẹ lúc nào sợ con cái mình khổ thì sau này sẽ khiến đứa trẻ yếu đuối. Muốn con cái hiếu thảo với cha mẹ ngay từ nhỏ thì hãy dạy con học cách nghĩ cho người khác trước. Từ nhỏ để cho con cái chịu một “chút khổ”, để trẻ biết quý trọng sức lao động, rèn luyện ý chí của bản thân, biết cách trân trọng và cảm thông với người khác.
Biết cách chịu thiệt
Chịu thiệt thòi và nhẫn chịu không phải là thua thiệt thực sự mà là một nước cờ thông minh, là thể hiện của người có tầm nhìn xa trông rộng. Chịu thiệt là phúc.
Có nhiều cha mẹ nhận rằng nếu con cái quá thành thật, sẽ bị bắt nạt, bởi vậy, từ thời tấm bé liền bao bọc con cái, dạy con học cách “khôn khéo”, làm cái gì cũng phải dành phần hơn, sau này khi dần trưởng thành, con trẻ sẽ không thể thích nghi với môi trường thực tế khắc nghiệt. Nó trở nên ích kỷ, tự đại, sống một cuộc sống so đo, tính toán.
Là cha mẹ nên dạy con đừng ganh đua trong mọi việc, cứ để con chịu thiệt thòi một chút để mở rộng tấm lòng hơn, học cách đứng vào vị trí của người khác mà suy nghĩ.
Nguồn : https://phunutoday.vn/co-nhan-dan-trong-nha-con-chau-biet-lam-3-viec-nay-thi-cang-thong-minh-vo-chong-yen-am-tu-loc-tu-tai-d325018.html