in

Vì sao người xưa dạy: Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài?

Người xưa có câu: “An cư, lạc nghiệp”. Câu nói cho thấy rằng từ thời xa xưa chỗ ở, nhà cửa được mọi người luôn coi là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Nhưng trái lại, cổ nhân dạy rằng: “Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài”. Thâm ý của cổ nhân là gì?

Giàu không ở nhà to

“Nhà to” trong câu này thực chất không phải một ngôi nhà to lớn mà chỉ phòng ngủ lớn. Dù là ở cổ đại hay hiện đại, con người khi kiếm được tiền đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, muốn ở trong một ngôi nhà thật khang trang, thoải mái. Nhưng dù nhà lớn đến đâu thì phòng ngủ cũng không được lớn vì nó làm cho “dương khí” không thể tản ra ngoài.

Theo người xưa, phòng ngủ quá trống trải thì “dương khí” sẽ không tương xứng với “âm khí”, sẽ làm mất cân bằng âm – dương và dễ sinh ra bệnh tật.

Empty

Chưa hết, phòng ngủ quá lớn thì việc dọn dẹp cũng là một vấn đề. Đây là chốn nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ mệt mỏi bên ngoài. Dưới góc độ khoa học, nếu phòng ngủ không được dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn khó vệ sinh phòng. Để bụi bẩn quá lâu dễ sinh sôi vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, phòng khách có thể rộng, phòng bếp có thể lớn nhưng tuyệt đối không để phòng ngủ quá rộng.

Nghèo không đi đường dài

Nửa vế sau của câu là nghèo không đi đường dài thì vô cùng đơn giản, người thông minh nhìn đã có thể đoán ra được ý nghĩa, đó chính là người nghèo không nên đi xa.

Lý do thứ nhất là thời xưa xã hội đang kém phát triển, giao thông chủ yếu là đi xe ngựa, những người không có tiền đi xe ngựa mà đi bộ thì khả năng sẽ mất mạng ở xứ lạ quê người. Cổ nhân có câu: “Lá rụng về cội”, khi qua đời ở nơi xứ lạ thì quả thực là không may mắn, bất hạnh, bởi vậy, khi chưa có điều kiện, tốt nhất không thể tùy tiện lựa chọn một nơi thật xa xôi để đi.

Điểm thứ hai chính là thời cổ đại chiến tranh, tai họa liên miên, vật tư y tế cũng lạc hậu, nên người không có nhiều tiền, cũng không cần đến một năm có thể mấy tháng liền tử mệnh rồi nên chẳng dám đi đâu xa cả.

Empty

Những câu nói của các cổ nhân thường phản ánh kinh nghiệm cũng như là lời răn dạy của họ cho con cháu. Đó là lý do tại sao trải qua hàng ngàn năm hầu hết những câu nói của người xưa vẫn được truyền lại cho đến thế hệ sau này.

Nguồn : https://phunutoday.vn/vi-sao-nguoi-xua-day-giau-khong-o-nha-to-ngheo-khong-di-duong-dai-d323663.html