Những thói quen chi tiêu dưới đây giúp bạn có một cuộc sống dư dả không phải lo lắng quá nhiều về tiền khi bước vào tuổi xế chiều.
Giới hạn số tiền chi tiêu mỗi ngày dựa trên thu nhập
Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn cần tiêu ít hơn 30% số tiền hôm đó kiếm được. Ví dụ bạn làm ra 300.000 đồng thì chỉ tiêu dưới 100.000 đồng. Còn lại bạn để dành để tích lũy cho tương lai hoặc các việc bất ngờ xảy đến. Nếu như ngày nào bạn cũng thực hiện đúng như quy định đề ra thì chắc chắn sau một tháng bạn sẽ có khoản tiền không nhỏ. Đồng thời, sau một năm số tiền tích lũy càng lớn. Như vậy, theo thời gian bạn ngày càng giàu có, dư dả.
Chỉ mua những sản phẩm cần thiết
Khi mua sắm, người quản lý tài chính giỏi không nhìn giá mà nhìn vào tính hữu dụng của sản phẩm hàng ngày. Một số thứ tưởng chừng rẻ tiền nhưng chất lượng kém, cuối cùng khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn để thay thế. Ngược lại, nếu sản phẩm giá cao đồng nghĩa với chất lượng tốt, có thể sử dụng được lâu dài, thì xét về bài toán kinh tế: giá cả = số tiền bỏ ra mua/thời gian sử dụng, bạn sẽ có lời hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần suy nghĩ nghiêm túc về nhu cầu thực tế của bản thân. Hầu hết chúng ta thường lãng phí tiền vào những thứ bản thân không sử dụng đến. Đừng bốc đồng, hãy dành thời gian suy nghĩ thật nghiêm túc trước khi mua món đồ bạn thích. Nếu bạn không thực sự cần thì không nên mua.
Bán đồ cũ còn dùng được nhưng bạn không cần tới
Với những sản phẩm chất lượng còn tốt nhưng không sử dụng đến như quần áo, đồ chơi hay sách báo, bạn có thể trao đổi với người khác hoặc bán đi. Việc này không chỉ dọn dẹp nhà cửa mà còn giúp bạn có thêm một khoản tiền.
Trả nợ nhiều hơn mức tối thiểu
Khi thanh toán thẻ hoặc thanh toán các khoản vay, bạn không nên chọn hình thức chỉ thanh toán con số tối thiểu của khoản vay, ngoại trừ tình huống không có tiền. Đừng quên rằng nợ càng nhỏ, số tiền lãi suất phải trả càng ít.
Tự mình ghi lại những thu chi trong tháng
Bạn có thể tự mình liệt kê chi phí, lập danh sách thu chi… để biết tiền của mình được sử dụng thế nào. Có những khoản mà bạn nghĩ là “không đáng kể”, nhưng nếu liệt kê ra, bạn sẽ thấy chúng nhiều hơn là mình nghĩ. Việc lập danh sách chi tiêu sẽ giúp bạn hiểu tình hình tài chính cũng như thói quen chi tiêu của chính mình.
Nguồn : https://phunutoday.vn/5-thoi-quen-song-giup-ban-giau-co-len-moi-ngay-ai-lam-duoc-sung-tuc-khi-ve-gia-d322893.html